Hiện nay, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là giải pháp cải thiện bệnh nhanh và khá phổ biến. Nhưng tỷ lệ mổ thoát vị đĩa đệm thành công đạt khoảng bao nhiêu %? Con số này khá bất ngờ đấy, hãy cùng khám phá nhé.
Theo các chuyên gia đầu ngành, phẫu thuật là phương pháp được rất nhiều người lựa chọn bởi tính hiệu quả nhanh và có thể ngăn chặn được những biến chứng nghiêm trọng do thoát vị đĩa đệm gây ra. Tuy nhiên, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng tương tự như các phương pháp phẫu thuật khác đều có những rủi ro không thể tránh khỏi. Mà trong đó các tổn thương rễ thần kinh, chảy máu, nhiễm trùng, mất kiểm soát trong việc đại hoặc tiểu tiện rất phổ biến. Vì vậy, bệnh nhân nên chuẩn bị tâm lý để không bị thụ động trong việc ngăn chặn chúng kịp thời.

Một số ước tính tại các bệnh viện có chuyên khoa xương khớp thì tỷ lệ bệnh nhân thành công sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm rất cao. Thông thường, sau mỗi ca phẫu thuật thì khả năng thành công sau điều trị chiếm khoảng 90 – 95% và khả năng bệnh tái phát lại vị trí cũ chiếm khoảng 8 – 10%. Bên cạnh đó thì có hơn 80% tỷ lệ bệnh nhân sau khi phẫu thuật đã nhanh chóng giảm thiểu được những triệu chứng khó chịu như đau nhức và phục hồi chức năng vận động nhanh chóng.
Dưới đây là một số đánh giá của giới chuyên môn ở Việt Nam về tỷ lệ thành công sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm:
– Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm mặc dù có tỷ lệ thành công rất cao nhưng mặt khác nó cũng có những góc khuất mà nhiều người chưa biết đến:
+ Vấn đề thứ nhất đó là phẫu thuật không có khả năng điều trị dứt điểm tình trạng thoát vị mà nó chỉ đóng vai trò làm giảm triệu chứng chèn ép thần kinh gây đau nhức. Đặc biệt đối với những trường hợp phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo cũng không giải quyết được căn nguyên gây bệnh, từ đó khiến cho bệnh lý dễ tái phát hơn.
+ Thứ hai, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm không mang lại hiệu quả đối với mọi trường hợp. Vì vậy, có rất ít trường hợp bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật, chủ yếu rơi vào những trường hợp thoát vị nghiêm trọng.
+ Thứ ba, việc phẫu thuật có nguy cơ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như mất máu, làm tổn thương hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bại liệt hoặc tử vong,…
Còn theo đánh giá của BS.William Welch ở bệnh viện Pennsylvania (Mỹ):
+ Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, vì vậy sẽ có nhiều trường hợp bệnh nhân gặp phải các biến chứng sau phẫu thuật như liệt nửa người, hôn mê sâu, dẫn đến thoái hóa cột sống nặng là rất cao. Sau phẫu thuật, người bệnh cần có một thời gian dài để nghỉ ngơi và phục hồi tổn thương sau phẫu thuật.
+ Ông William Welch cũng chia sẻ thêm, theo một số tài liệu nghiên cứu y khoa, quá trình phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có sử dụng các loại thuốc gây mê với nồng độ cao nên nguy cơ thuốc gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài là rất lớn.
Lời khuyên cho bệnh nhân sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Để rút ngắn thời gian điều trị và phục hồi chức năng sau phẫu thuật, người bệnh nên lưu ý đến những vấn đề sau đây:
+ Tránh hoạt động mạnh và có thời gian nghỉ ngơi kéo dài khoảng 6 tháng đến 1 năm để vết thương phục hồi hoàn toàn.
+ Chăm sóc cẩn thận vết thương, đặc biệt là đối với vết thương hở để không bị nhiễm trùng da.
+ Hạn chế tối đa các công việc vận động mạnh, khiêng vác nặng để tình trạng thoát vị không tái phát trở lại.
+ Cải thiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, bằng cách bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất để tăng cường hỗ trợ sức khỏe xương khớp tối đa.
+ Kết hợp nghỉ ngơi và vật lý trị liệu để phục hồi chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì tỷ lệ mổ thoát vị đĩa đệm thành công nhưng kéo theo đó là những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, trước khi thực hiện, các chuyên gia thường thông báo trước tỷ lệ thành công, vì vậy người bệnh nên phối hợp với bác sĩ để cho ca phẫu thuật đạt được kết quả như mong muốn. Chúc các bạn sớm phục hồi!
Xem thêm:
Đột phá Y học từ Châu Âu đẩy lùi các bệnh lý xương khớp
Giải pháp cho người thoái hóa lần đầu xuất hiện tại Việt Nam
Tin y khoa: Đã tìm ra hoạt chất mới đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm