Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là một triệu chứng phổ biến của các bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được từ sớm để phòng tránh các biến chứng về sau. Cùng Nutresamin tìm hiểu ngay.

1. Thoát vị đĩa đệm gây tê chân nguy hiểm như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, có thể thoát ra ngoài hoặc chưa thoát ra ngoài. Khi bao xơ đĩa đệm bị rách, dịch nhầy bị thoát ra ngoài gây chèn ép lên dây thần kinh. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau tê dọc xuống hông và chân.
Tình trạng thoát vị đĩa đệm gây tê chân đó là do dây thần kinh thắt lưng chạy dọc cột sống kéo dài xuống hông, đùi và xuống đến hai bàn chân. Khi rễ thần kinh ở cột sống bị chèn ép, cảm giác đau sẽ lan từ vùng bị chèn ép, dọc theo hông và xuống đế chân. Tình trạng đau tăng khi vận động và có giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Nếu tình trạng này không được điều trị sớm, người bệnh sẽ phải gặp những biến chứng vô cùng nguy hiểm như hạn chế khả năng vận động, teo cơ và có thể gây tàn phế.
Vì đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh nên khả năng vận động của người bệnh sẽ bị hạn chế. Những cơn đau tê dọc hông và chân xuất hiện khi bệnh nhân đứng lâu, di chuyển lâu. Khi tình trạng bệnh tiến triển về sau, bệnh nhân đau cả khi nghỉ ngơi như nằm, ngồi. Khi rễ dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày sẽ gây suy yếu, có thể gây liệt dây thần kinh, dính dây thần kinh gây bại liệt, rối loạn cảm giác. Tình trạng này kéo dài làm cho bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, suy sụp tinh thần ảnh hưởng đến cả sức khỏe nói chung của bệnh nhân. Dây thần kinh bị chèn ép lâu còn có thể dẫn đến teo cơ, yếu cơ, liệt cơ chi gây nhiều khó khăn cho bệnh nhân trong sinh hoạt và cuộc sống.
Tuy nhiên, cũng tùy vào vị trí dây thần kinh bị chèn ép mà bệnh nhân có biểu hiện đau ở các vùng khác nhau như bàn chân, đùi, gót chân,… Thường thì cảm giác tê bì sẽ xuất hiện khi bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc ngồi lâu. Nếu bệnh nhân thường xuyên cảm thấy tê bì, khả năng cao bệnh nhân sẽ bị mất khả năng vận động.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến thoát vị đĩa đệm gây tê chân

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân. Nguyên nhân là do phần dịch thoát vị chèn ép lên dây thần kinh, dây thần kinh bị chèn ép gây ra cảm giác đau lan dọc từ rễ thần kinh đến ngọn, mà cụ thể là từ vị trí thoát vị dọc theo hông và xuống đến hai bàn chân.
Một số nguyên nhân khác làm thoát vị đĩa đệm gây tê chân đó là do làm việc chưa đúng tư thế, giữ nguyên một tư thế quá lâu như đứng-ngồi quá lâu hay phải lao động chân tay nặng nhọc như mang vác nặng, vận chuyển hàng hóa hay vận động mạnh. Khi nhân nhầy chèn ép rễ thần kinh lâu ngày làm cho việc dẫn truyền dây thần kinh kém hiệu quả, nhất là việc dẫn truyền tín hiệu đến các chi. Việc này có thể dẫn đến cả tình trạng rối loạn cảm giác. Dịch thoát vị cũng có thể chèn ép làm máu kém lưu thông đến các chi. Các tế bào ở chi không có đủ oxy và các chất dinh dưỡng có thể bị teo, lâu ngày có thể dẫn đến liệt hoàn toàn.
Khi các cơ yếu dần, bệnh nhân sẽ không làm được một số động tác đơn giản như gập, duỗi chân. Các cơ yếu dần và không còn được như trước kia khiến bệnh nhân không điều khiển được các chi. Kết hợp với tình trạng tê bì làm cho bệnh nhân không muốn vận động. Đây là một điều kiện thuận lợi dẫn đến việc teo cơ và gây liệt. Khi tình trạng này diễn ra chứng tỏ bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối của bệnh và khả năng điều trị thành công là cực kỳ thấp.
3. Cách khắc phục thoát vị đĩa đệm gây tê chân
Nếu bệnh thoát vị đĩa đệm gây tê chân được điều trị kịp thời, nhân nhầy chưa bị thoát ra ngoài và chưa gây chèn ép lên dây thần kinh thì việc điều trị sẽ đem lại hiệu quả rất cao. Tùy theo mức độ của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có các phương hướng điều trị khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiện nay:
Sử dụng thuốc Tây
Đây là phương pháp chủ yếu các bác sĩ áp dụng hiện nay, chủ yếu là các loại thuốc giảm đau chống viêm cho bệnh nhân. Khi sử dụng thuốc phải theo chỉ dân của bác sĩ, tránh tình trạng tự ý mua và sử dụng. Điều này rất quan trọng vì thuộc giảm đau chống viêm nếu không được sử dụng đúng liều lượng và thời gian có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, viêm loetd dạ dày,…
Một số loại thuốc thường được sử dụng như:
- Thuốc giảm đau, chống viêm: giảm nhanh triệu chứng đau cho bệnh nhân, giảm viêm, thường dùng paracetamol, diclofenac.
- Thuốc giãn cơ: mydocalm,… Dành cho bệnh nhân bị cứng cơ, hạn chế vận động
- Thuốc chống trầm cảm: Với bệnh nhân kèm triệu chứng lo âu quá mức.
Một số bài thuốc từ thiên nhiên điều trị bệnh hiệu quả
Xương rồng rang cám:
Nguyên liệu:
- 2-3 nhánh xương rồng
- Cám gạo
- Dấm
Xương rồng đem gọt bỏ gai, cắt nhỏ, giã nhuyễn cùng cám và dấm. Sau đó đem đi rang nóng. Bọc hỗn hợp vừa rang vào lá chuối rồi nằm lên
Lưu ý: Chú ý độ nóng của lá chuối khi nằm lên có thể gây bỏng
Ngải cứu nhồi ống tre:
Nguyên liệu:
- Ngải cứu
- Lá lốt
- Rượu trắng
- Ống tre
Ngải cứu giã nhuyễn cùng với lá lốt và rượu trắng, bỏ vào trong ống tre để nướng lên. Sau đó, lấy phần nước và bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày lấy một ít ra đem đun nóng, xoa bóp vào vị trí đau. Các triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Cây xấu hổ (trinh nữ):
Nguyên liệu:
- 50g xấu hổ
- Nước sạch
Xấu hổ đem rửa sạch, sắc với 1 lít nước uống hết trong ngày. Sau khi dùng 1 tháng, các triệu chứng sẽ có sự cải thiện dần dần.
Các bài thuốc từ thiên nhiên có độ an toàn cao tuy nhiên để thấy được hiệu quả cho bệnh thoát vị đĩa đệm gây tê chân sẽ mất thời gian rất dài. Hãy để lại số điện thoại ngay bên dưới để nhận tư vấn từ các dược sĩ NUTRESAMIN.
Xem thêm: