Thoái hóa đốt sống thắt lưng (Spondylosis hoặc Oteoarthritis of lumbar spine) là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.

1. Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống lưng
- Chấn thương: những chấn thương ở vùng cột sống có thể khiến sụn khớp, đĩa đệm bị tổn thương. Lâu ngày, cột sống bị giảm khả năng chịu lực, trở nên suy yếu và dần bị thoái hóa.
- Tuổi tác: cột sống bị lão hóa theo thời gian do ảnh hưởng từ môi trường, chế độ ăn uống, tư thế vận động, sinh hoạt, luyện tập và chịu sức nặng cơ thể mà bị yếu đi
- Chế độ dinh dưỡng: do điều kiện sống khó khăn, chế độ ăn uống không hợp lý, không đầy đủ, thiếu chất.
- Chế độ sinh hoạt: do chế độ làm việc quá sức, lao động nặng quá sớm.
- Phương pháp tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.
- Công việc: thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế.
- Nguyên nhân khác: béo phì cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái cột sống do cột sống phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài
Quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào lối sống, cách sinh hoạt của mỗi người. Có người bị thoái hóa từ rất sớm khi mới 30 -35 tuổi, nhưng có người đến 50, 60 tuổi xương khớp vẫn chắc khỏe.
2. Triệu chứng của thoái hóa đốt sống lưng
Các triệu chứng phổ biến:
- Cứng khớp và đau nhẹ: đặc biệt là đau trở nên càng nặng hơn sau khi không cử động hay hạn chế vận động trong một thời gian dài như ngồi quá nhiều.
- Triệu chứng đau có thể lan xuống 1 bên vai hoặc cánh tay
Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Yếu ở tay hoặc chân, tê, yếu liệt bả vai, cánh tay, ngón tay; mất cảm giác đôi bàn tay.
- Sự phối hợp giữa tay và chân kém
- Co thắt cơ bắp và đau
- Đau đầu
- Mất thăng bằng và đi lại khó khăn
- Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
3. Các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống lưng hiện nay

Nội khoa:
- Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid
- Thuốc giãn cơ giảm thiểu sự co cứng của cột sống
- Thuốc tiêm màng cứng điều trị đau dây thần kinh tọa
- Thuốc chống trầm cảm chỉ định cho bệnh nhân có kèm triệu chứng lo âu
- Các loại dầu, cao xoa bôi ngoài da giảm triệu chứng đau
Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng:
Bên cạnh phương pháp dùng thuốc, bệnh nhân có thể kết hợp với một số phương pháp vật lý trị trị – phục hồi chức năng hỗ trợ quá trình điều trị như:
- Phương pháp cấy chỉ
- Phương pháp diện chẩn
- Điều trị bằng sóng cao tần giúp bệnh nhân giảm cơn đau buốt
- Các biện pháp vật lý trị liệu như nhiệt trị liệu (hồng ngoại, siêu âm, chườm nóng, ngâm suối khoáng và bùn khoáng),châm cứu, mát-xa, xoa bóp, kéo giãn cột sống, xông ngải,…
Phẫu thuật:
- Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu người bệnh có các triệu chứng nặng và kéo dài mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả. Hoặc trong các trường hợp cần phóng bế dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê liệt nghiêm trọng, yếu hoặc mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, và nếu tổn thương có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không phẫu thuật kịp thời.
4. Nhược điểm của các phương pháp trên
Nội khoa:
- Thời gian dùng thuốc có thời hạn
- Có rất nhiều tác dụng phụ mà những cơ quan bị ảnh hưởng thường xuyên nhất là gan , thận và dạ dày – tá tràng ( các loại thuốc giảm đau có thể gây viêm loét dạ dày – tá tràng nếu dùng lâu dài )
- Các loại dầu, cao bôi xoa chỉ giúp giảm đau tạm thời
Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng
- Phương pháp cấy chỉ: chỉ làm giảm đau (phần ngọn), không tác động vào căn nguyên (phần gốc), dễ xảy ra biến chứng như nhiễm trùng da, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh
- Phương pháp diện chẩn: chỉ giúp khắc phục đau nhức tạm thời, thực hiện trong thời gian dài mới thấy hiệu quả, hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý, chưa thể tác động sâu vào cơ thể
- Điều trị bằng sóng cao tần: áp dụng với bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ, không phải ai cũng áp dụng được phương pháp này
- Vật lý trị liệu:
Bệnh không thể giảm ngay tức thì
Thời gian điều trị kéo dài, nên đòi hỏi phải có sự kiên trì của người bệnh, người nhà bệnh nhân và đội ngũ điều trị
Cần phải có sự tuân thủ nghiêm túc về chế độ sinh hoạt, làm việc và chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân
Phẫu thuật:
- Chi phí lớn (khoảng 20.000.000đ)
- Chảy máu, nhiễm trùng vết mổ
- Sốc phản vệ
- Tăng nguy cơ gây tổn thương đến các rễ thần kinh và mô mềm xung quanh khu vực mổ
- Tỷ lệ thành công cao nhưng tỷ lệ tái phát lại không phải không có
5. Phương pháp phục hồi cột sống tối ưu nhất hiện nay

NUTRESAMIN với thành phần Nutrelix PT (chiết xuất từ dịch nhày ốc sên) được nhập khẩu từ Bỉ, kết hợp với Glucosamin, Chondroitin sulfat, Hyaluronic acid cùng các loại thảo dược quý như Nhũ hương, Dây đau xương, Cốt toái bổ,… giúp tăng tạo sụn, làm tăng độ dày và độ chịu nén của sụn, tái tạo đốt sống,phục hồi bao xơ, làm chậm quá trình thoái hóa, giảm đau chống viêm an toàn hiệu quả
NUTRESAMIN được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, nhà máy đạt chuẩn GMP. Sản phẩm được bào chế dưới dạng dung dịch chiết xuất dễ uống, dễ hòa tan, khả năng hấp thu cao từ đó mang đến tác dụng nhanh, hiệu quả điều trị rõ rệt
Các thành phần trong NUTRESAMIN đều được chiết xuất dưới áp suất thấp, nhiệt độ thấp đồng thời áo dụng cùng công nghệ chiết kiệt dược liệu, do đó dung dịch chiết có hàm lượng hoạt chất cao, ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ hơn những phương pháp thông thường
Hiệu quả điều trị đã được công nhận bởi hàng triệu người bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm trên thế giới chứng thực
Xem thêm:
Đột phá Y học từ Châu Âu đẩy lùi các bệnh lý xương khớp
Giải pháp cho người thoái hóa lần đầu xuất hiện tại Việt Nam
Tin y khoa: Đã tìm ra hoạt chất mới đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm