Việt Nam có 80% người trên 50 tuổi mắc bệnh lý về xương khớp, trong đó thoái hóa cột sống chiếm tỉ lệ rất lớn. Chủ động phòng ngừa thoái hóa cột sống sẽ làm giảm tỷ lệ này một cách đáng kể

Sinh hoạt và lao động sai tư thế làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng
Tư thế trong sinh hoạt và lao động có ảnh hưởng rất lớn đến cột sống. Ngồi sai tư thế hoặc ngồi giữ nguyên 1 tư thế trong 1 khoảng thời gian dài là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau lưng, đây là một trong những triệu chứng ban đầu của thoái hóa cột sống. Sai lầm phổ biến của nhiều người khi ngồi là tựa lưng trên ghế của mình. Như vậy tất cả trọng lượng sẽ dồn vào dưới lưng. Áp lực này sẽ khiến cho cột sống của bạn phải làm việc quá nhiều dẫn đến xương khớp yếu, gây thoái hóa. Khi ngồi làm việc, nên ngồi thẳng lưng, nếu mỏi có thể tựa lưng, nên thường xuyên thay đổi tư thế ngồi để tránh áp lực chỉ dồn lên 1 điểm của xương. Điều này sẽ góp phần giúp bạn phòng ngừa thoái hóa cột sống
Những người có thói quen nằm ngủ nghiêng vẹo, nằm giữ nguyên 1 tư thế suốt đêm, không trở mình; đi đứng không thẳng lưng, hay cong lưng cúi người; ngồi học hay làm việc trong thời gian dài với tư thế lưng uốn cong, vẹo cột sống; ngồi một chỗ, ít di chuyển hay thường xuyên mang vác, kéo đẩy vật nặng không đúng tư thế, làm việc nặng nhưng không chú ý đến thời gian nghỉ ngơi hợp lý,… cũng khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương, cấu trúc cột sống bị thay đổi, cơ và dây chằng bị biến đổi và dễ bị thoái hóa nhanh.
Do đó, bạn hãy chỉnh lại tư thế sinh hoạt và làm việc của mình, duy trì tư thế đúng để giảm thiểu các cơn đau.
Không bê vác đồ nặng để phòng ngừa thoái hóa cột sống

Nếu bạn thường xuyên mang vác vật nặng ở tư thế cúi khom, thì tải trọng tác động lên cột sống sẽ cao hơn so với khi bê vật nặng ở tư thế thẳng đứng. Giải pháp tốt nhất là ôm vật nặng ngang hông, ép vật đang mang càng sát người càng tốt và luôn giữ tư thế lưng thẳng.
Hạn chế các chấn thương ở cột sống là một cách hiệu quả phòng ngừa thoái hóa cột sống
Các chấn thương ở cột sống thường là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể thao quá sức với cường độ cao, té ngã do bất cẩn hay bị đánh đập… Chấn thương ở cột sống thắt lưng khiến cột sống bị biến dạng, trở nên suy yếu và giảm khả năng chịu lực là nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống.
Chính vì thế khi tham gia một số môn thể thao dễ gây chấn thương cần phải mặc đồ bảo hộ, giữ an toàn cho bản thân
Bỏ thuốc lá và rượu bia để phòng ngừa thoái hóa cột sống

Người có thói quen dùng chất kích thích, uống nhiều rượu bia, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, điều kiện sống thiếu thốn… khiến hệ xương khớp giảm độ chắc khỏe, dễ bị loãng xương và mắc các bệnh về xương khớp.
Hút thuốc lá làm tăng hoạt động liên kết trong não, đồng thời khiến chứng đau lưng, thoái hóa cột sống khó hồi phục. Các nhà khoa học đã nghiên cứu những người hút thuốc lá có khả năng bị thoái hóa xương khớp gấp 3 lần so với người không hút. Vì vậy, hãy bỏ thuốc lá nếu bạn muốn xương khớp luôn được chắc khỏe.
Uống nhiều rượu, bia hay chất kích thích ảnh hưởng lớn đến chức năng gan và thận, từ đó cơ thể sẽ kém hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nói chung và xương khớp nói riêng. Đặc biệt, người uống bia rượu có thể gặp hội chứng kém ăn, ăn uống không ngon miệng, sức khỏe giảm sút và dễ mắc các bệnh xương khớp.
Các nghiên cứu cho thấy, ở những người uống nhiều bia rượu làm giảm khả năng hấp thu canxi, từ đó gây tăng nguy cơ loãng xương, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp
Tăng cân, trọng lượng cơ thể lớn làm tăng áp lực lên cột sống thắt lưng
Một nguyên nhân thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn bình thường đó là trọng lượng cơ thể quá lớn. Thừa cân, béo phì do tăng trọng lượng cơ thể quá mức làm tăng lực nén lên đĩa đệm và thân đốt sống. Lâu dài khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương và nguy cơ bị thoái hóa cột sống là rất cao.
Tập thể dục giúp phòng ngừa thoái hóa cột sống

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ góp phần cải thiện rất nhiều về sức khỏe, độ dẻo dai của xương khớp, giúp cơ bắp chắc khỏe tăng cường lưu thông và mang đến cảm giác thoải mái, thư giãn. Hãy dành 30 phút mỗi ngày để vận động và bảo vệ cho sức khỏe của bạn.
Để phòng tránh thoái hóa, chúng ta cần chú ý thực hiện các tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động, hạn chế những chấn thương ở vùng cột sống thắt lưng. Đồng thời, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng một cách hợp lý trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhất là các thực phẩm giàu canxi, vitamin D… để giúp xương chắc khỏe mà không khiến cơ thể bị thừa cân. Đối với bệnh nhân đã có dấu hiệu thoái hóa, nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Collagen type 2, Glucosamin,… để giảm đau, chống viêm và tái tạo xương khớp.
Xem thêm:
Công dụng của Glucosamin trong điều trị thoái hóa cột sống
Đột phá Y học từ Châu Âu đẩy lùi các bệnh lý xương khớp
Giải pháp cho người thoái hóa lần đầu xuất hiện tại Việt Nam
Tin y khoa: Đã tìm ra hoạt chất mới đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm