Viêm đa khớp dạng thấp là căn bệnh phát triển thành nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng biệt. Vậy ở từng giai đoạn, đặc điểm của bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gì? Hãy cùng Nutresamin tìm hiểu qua bài viết sau.
Hiện nay, bệnh viêm đa khớp dạng thấp đã trở nên rất phổ biến, nhất là ở phụ nữ tuổi trung niên và những người cao tuổi. Căn bệnh này phát triển và kéo dài trong nhiều năm, tiến triển theo từng đợt với nhiều giai đoạn khác nhau. Theo xu hướng ăn mòn các khớp, khiến khớp bị tổn thương, bệnh có thể khiến người mắc bị biến dạng các khớp, dính khớp, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Ngoài yếu tố cơ địa, môi trường sống, suy giảm hệ miễn dịch, nhiễm virus… bệnh còn do tính di truyền từ bố mẹ sang con cái. Căn cứ vào hình ảnh trên phim X Quang, chúng ta có thể chia bệnh viêm đa khớp dạng thấp thành 4 giai đoạn khác nhau.
1. Giai đoạn 1 của viêm đa khớp dạng thấp

Ở giai đoạn đầu tiên này, người bệnh thường có các dấu hiệu tương tự giống các bệnh về viêm khớp, thoái hóa khớp khác là xuất hiện cảm giác sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp.
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp thường có diễn biến khá âm thầm trong khoảng một thời gian khá dài và khiến người bệnh rất khó nhận biết. Thông thường ở giai đoạn này, khoảng 1 – 2 năm kể từ khi mắc bệnh, bệnh nhân mới nhận biết được những triệu chứng cụ thể của căn bệnh.
Đặc điểm cụ thể: Ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ có cảm giác sưng, nóng, đỏ, đau tại một số khớp. Tuy nhiên, khi chụp Xquang lại không thấy bất cứ dấu hiệu thay đổi nào. Trong giai đoạn này, các tổn thương mới khu trú ở màng hoạt dịch, triệu chứng sưng đau chỉ xảy ra ở phần mềm. Chính vì vậy, bệnh nhân vẫn có thể vận động được các khớp và sinh hoạt như người bình thường mà không gây bất cứ ảnh hưởng gì. Có chăng cũng chỉ là một số triệu chứng thoáng qua, khiến người bệnh không để ý đến.
Tổn thương do bệnh viêm đa khớp dạng thấp gây ra: Bệnh chưa để lại di chứng gì đáng kể tại khớp sau mỗi đợt viêm, chưa ảnh hưởng nhiều tới toàn cơ thể người bệnh. Sau khi khớp bị sưng, nếu bệnh nhân biết cách chăm sóc, tình trạng sưng khớp sẽ trở lại vị trí ban đầu.
2. Đặc điểm ở giai đoạn 2
Đối với giai đoạn 2, tình trạng đã bắt đầu tiến triển nặng hơn, người bệnh cảm thấy phần sụn khớp và đầu xương bắt đầu có dấu hiệu bị bào mòn.

Tùy theo điều kiện sống cách chăm sóc cơ thể mà bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể tiến triển nặng hơn hoặc có dấu hiệu giảm bớt. Tuy nhiên, nếu cơ thể không được chăm sóc tốt, bị nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn, chấn thương, phẫu thuật… thì viêm đa khớp dạng thấp có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Đặc điểm cụ thể: Sau một khoảng thời gian dài, nếu bệnh nhân không phát hiện sớm hoặc không có biện pháp tích cực điều trị thì bệnh sẽ có những biểu hiện xấu hơn. Khi xem hình ảnh trên phim X quang, bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu tổn thương bắt đầu xuất hiện bào mòn ở sụn khớp và đầu xương. Cụ thể, phim X Quang sẽ có hình khuyết, khe khớp hẹp do hậu quả của hiện tượng viêm màng hoạt dịch.
Tổn thương do bệnh gây ra: Các tổn thương ở giai đoạn này một khi đã xuất hiện thì không thể mất đi, khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế trong quãng thời gian dài. Mặc dù tay còn cầm nắm được, tuy nhiên người bệnh bị khó khăn trong việc vận động, phải đi lại bằng gậy, nạng.
3. Đặc điểm ở giai đoạn 3
Vị trí tổn thương ở các khớp ngày càng nghiêm trọng hơn, gây ra tình trạng khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh.
Bước qua giai đoạn này, người bệnh sẽ gặp phải những tổn thương nghiêm trọng hơn ở vùng xương khớp. Các vị trí tổn thương ở đầu xương và sụn khớp ngày càng nặng nề hơn. Người bệnh sẽ nhận thấy rõ những biến đổi ở các khớp bị tổn thương.
Đặc điểm cụ thể: Các đầu xương bắt đầu có dấu hiệu dính với nhau gây biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp làm tổn thương nhiều ở đầu xương, sụn khớp, dính khớp một phần. Khi xem phim Xquang, bạn sẽ nhận thấy rõ biểu hiện này trên xương khớp.

Tổn thương do bệnh viêm đa khớp dạng thấp gây ra: Ở giai đoạn này, khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế. Bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và chỉ còn tự phục vụ mình trong sinh hoạt, không đi lại bình thường được.
4. Đặc điểm ở giai đoạn 4 của viêm đa khớp dạng thấp
Ở giai đoạn muộn này thì đặc điểm của bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gì? – đó chính là các khớp dính vào nhau, bệnh nhân có thể mất hết chức năng vận động và bị tàn phế hoàn toàn.
Có thể khẳng định đây là giai đoạn viêm đa khớp dạng thấp nặng nhất. Bệnh thường tiến triển trong khoảng thời gian dài, sau 5 đến 10 năm. Nếu bệnh nhân không có biện pháp điều trị hoặc điều trị sai cách, các khớp sẽ dính và biến dạng trầm trọng.
Đặc điểm cụ thể: Không chỉ một hay hai khớp mà các khớp đã bị dính liền vào nhau, sưng to lên. Hình ảnh này sẽ được nhìn thấy cụ thể trên phim X-Quang. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội ở các khớp, không thể nhấc tay hay chân lên được. Tại các vị trí sưng, các khớp bị cong lại, không thể co thẳng ra.
Tổn thương do bệnh viêm đa khớp dạng thấp gây ra: Ở giai đoạn này, người bệnh có thể bị mất hết chức năng vận động và tàn phế hoàn toàn. Bệnh còn có thể gây các biến chứng vào tim như gây viêm màng ngoài cơ tim, hở van tim, suy tim, trụy tim mạch,… thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi đặc điểm bệnh viêm đa khớp dạng thấp là gì khi ở từng giai đoạn. Đây là căn bệnh nguy hiểm, nếu bạn không có biện pháp điều trị bệnh kịp thời, sẽ có thể gây ra những biến chứng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu mắc bệnh, bạn hãy nhanh chóng đến ngay bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và điều trị bệnh kịp thời.
Xem thêm:
Đột phá Y học từ Châu Âu đẩy lùi các bệnh lý xương khớp
Giải pháp cho người thoái hóa lần đầu xuất hiện tại Việt Nam
Tin y khoa: Đã tìm ra hoạt chất mới đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm